Banner mobi

Hotline: 0963772997

Kỹ thuật nuôi trùn quế

1. Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn quế
– Dụng cụ để xới, thu hoạch và chăm sóc trùn. Lưu ý dụng cụ này không làm tổn thương đến trùn.

– Tấm che phủ: thường làm bằng đay hoặc chiếu cói là tốt nhất.

– Thùng tưới nước: Sử dụng các loại thùng có vòi sen, không có vòi sen ta có thể dùng rổ, rá.

– Gáo múc nước: ta có thể sử dụng ca nhựa có cán (loại 1 – 2 lít) hoặc mũ bảo hiểm lao động bằng nhựa, có buộc thêm cán tre dài khoảng 1 – 1,5m.

2. Chuẩn bị chất nền


– Chất nền tốt nhất là phân bò cũ.

– Chất nền phải sạch, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.

Có 3 phương pháp chế biến chất nền: Phương pháp ủ nóng, ủ nguội, ủ hỗn hợp.

 

(*) Phương pháp ủ nóng:


Để chế biến chất nền cần có phân trâu, bò, lợn và chất độn chuồng như cỏ, rơm rạ, bèo, dây khoai lang…hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao). Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc vì vậy nếu phân có lẫn nước tiểu của gia súc thì phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.

Chọn mặt nền cứng rải 1 lớp phân dày 10 – 15cm, tiếp theo rải 1 lớp chất độn dày 10cm có trộn vôi bột. Tiếp tục dải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5m. Ở giữa đống ủ cắm 1 đoạn tre thông khí.

Khi đánh đống xong (tỷ lệ 7 phần phân trâu bò ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân 1 lớp che mưa che nắng bằng vật liệu sẵn có như lá chuối, tấm tranh lợp.

Cứ 5 đến 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ chất nền có thể sử dụng

(*) Phương pháp ủ nguội:


Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bột. Sau khi đánh đống xong phủ 1 lớp rơm rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Lấy bùn chát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng.

(*) Phương pháp ủ hỗn hợp


Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ đống ủ phân lên cao 70 độ C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn chát kín. Sau 2 tháng có thể đem sử dụng.

 

Ủ phân làm cốt nền nuôi trùn quế.

(*) Chú ý:

– Đây cũng là thức ăn cho trùn quế.

– Nếu chưa chuẩn bị được chất nền ta có thể sử dụng rơm rạ mục và phân tươi để rải xuống nền chuồng.

(*) Kỹ thuật rải chất nền đệm:

– Sau khi đã chuẩn bị xong chất nền, rải chất nền vào chuồng, luống, hố nuôi giun một lớp dày từ 10 – 20cm, tưới ẩm, xới đều rồi san bằng. Chất nền rải trước lúc thả trùn quế 2 – 3 ngày. Nếu thả giống bằng trùn sinh khối thì có thể không cần rải chất nền.

– Rải chất nền bằng rơm rạ mục: Ta rải đều 1 lớp rơm rạ mục xuống nền chuồng sau đó rải 1 lớp phân tươi lên.

3. Chuẩn bị trùn quế giống và thả trùn quế
 

Chuẩn bị trùn quế và thả trùn quế tại trang trại trùn quế NTC.

Khi mua trùn quế tốt nhất mua ở dạng trùn quế giống sinh khối (có lẫn cả trùn bố mẹ, trùn con, trứng kén và cơ chất mà trùn đang sống quen) để trùn không bị “sốc” với môi trường lạ và sinh sản nhanh.

Khi chuẩn bị chuồng xong thì thả trùn giống bằng cách rải sinh khối vào theo 1 đường thẳng giữa ô luống đó hoặc rải trùn thành từng đám giữa mặt luống. Nên thả trùn quế giống vào buổi sáng. Khoảng 5 – 7 phút sau trùn quế sẽ chui hết xuống lớp sâu. Quan sát mặt luống và loại bỏ những con trùn ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu đó là những con trùn bị thương trong quá trình thu gom, vận chuyển. Sau khi loại bỏ những con trùn bị thương, dùng doa tưới cây tưới ẩm nhẹ lên luống.

Hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống. Nếu trời nóng quá 34 – 35 độ C nên tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ.

Mật độ thả giống quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9 – 12kg sinh khối/m2 tương đương với 3 – 4 kg giun tinh/m2

4. Che phủ chuồng nuôi trùn quế


Trùn quế thường có tập tính sống trong môi trường tối. Hễ gặp ánh sáng là trùn rút sâu xuống dưới mặt luống. Che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối cho trùn lên mặt luống ăn thức ăn và giao phối sinh sản cả ngày lẫn đêm.

Tấm che phủ còn có tác dụng giữ độ ẩm luống nuôi. Sau khi thả trùn giống, lấy bao tải, chiếu cói, tấm bìa…đậy lên bề mặt luống, chuồng để tạo bóng tối cho giun nhanh chóng quen nơi ở mới, rồi lấy ô roa tưới nước lên trên bề mặt , sao cho chất nền đệm ở dưới được ướt đẫm đều.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật xây chuồng nuôi giun quế

5. Tưới ẩm chuồng nuôi trùn quế


Mùa hè tưới 2 – 3 lần/ngày, mùa đông tưới 1 – 2 lần/ngày. Ngày khô nóng tưới nhiều, ngày mưa rét tưới ít.

Độ ẩm thích hợp là khi lấy 1 nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hoặc chảy thành dòng là quá ẩm. Khi quá ẩm điều chỉnh bằng cách giảm lần tưới hoặc giảm nước tưới.

Nếu bóp chặt mà không có nước là bị khô cần tưới nước ngay.

Công nhân đang tưới ẩm chuồng nuôi trùn quế

6. Cho trùn ăn và chăm sóc trùn quế


– Sau khi thả trùn giống được 1 – 2 ngày thì nên cho trùn ăn. Lượng thức ăn mỗi lần khoảng 5cm trên mặt luống. Sau đó sẽ tiếp tục cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Không nên cho trùn ăn khi thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ tập chung ăn và sống ở phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này làm cho trùn giảm khả năng sinh sản, năng suất nuôi trùn sẽ bị giảm.

– Thức ăn của trùn quế là phân tươi như phân trâu, bò, lợn, dê, thỏ, ngựa hoặc thức ăn là rác hữu cơ đã hoai mục, được ủ với các phương pháp nêu trên. Đều trộn lẫn và được ngâm vào bể có tưới nước sạch trong 1-2 ngày thành dạng lỏng sền sệt, rồi mới múc vào cho trùn ăn là tốt nhất. Khi cho ăn, giở tấm phủ và múc thức ăn cho trùn. Thức ăn rải trên mặt luống thành vệt dài hoặc từng đám mỏng cách đều nhau để khi nhiệt độ trong luống tăng cao hoặc trong thức ăn có chất gây sốc thì trùn còn có khoảng trống chui lên thở.

cho trùn quế ăn

Cho trùn quế ăn và chăm sóc

– Lượng thức ăn bón trên bề mặt luống cụ thể và tùy mùa.

+ Vào mùa hè, cứ 2 – 3 ngày cho trùn ăn 1 lần lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2 – 3cm.

+ Vào mùa đông lượng thức ăn cho ăn nhiều hơn, dày 5cm bón phủ đầy luống trùn. Thời gian cho ăn từ 3 – 4 ngày cho ăn 1 lần.

– Sau khi cho ăn xong đậy tấm phủ lại và tưới ẩm.

7. Phòng bệnh và bảo vệ chuồng nuôi trùn quế


7.1. Phòng bệnh


– Hàng ngày theo dõi nơi nuôi trùn, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay.

– Che chắn hoăc bao lưới xung quanh để tránh gà,cóc, ếch, nhái, rắn, chuột ăn giun.

– Chú ý đến các loại thuốc trừ sâu, hóa chất như xà phòng, nước rửa chén, muối ăn, nước giải, tro bếp… rất độc hại đối với trùn, trùn sẽ lập tức chết khi tiếp xúc.

– Khi điều kiện sống bất lợi như: nhiệt độ, độ ẩm, độ pH quá cao hoăc quá thấp, thùng đậy nắp hoặc phủ nilong quá kín, trời quá nắng, bị nước mưa tạt vào, tiếng ồn và tiếng động xung quanh quá lớn cũng sẽ làm cho trùn chết hoặc trùn sẽ bò đi khỏi thùng, hộp, chuồng nuôi.

7.2. Bệnh của trùn quế và cách xử lý


Trùn quế rất ít khi bị bệnh, nhưng trùn thường gặp những bệnh thường gặp vào mùa hè như sau:

– Bệnh no hơi: do trùn ăn phải những loại thức ăn quá giàu chất đạm như phân bò sữa, lợn… làm cho phân có mùi chua. Sau khi cho ăn trùn có hiện tượng nổi lên trên mặt luống và trương dài sau đó chuyển sang màu tím bầm và chết. Cách tốt nhất khi phát hiện trong trường hợp này nên hốt hết phân lỡ cho ăn và tưới nước lên luống.

– Bệnh trúng khí độc: do đáy chất nền bị thối rữa, trong thời gian dài chất nền thiếu O2 làm CO2 chiếm hết khe hở của chất nền, làm cho trùn chui hết lên bề mặt. Trường hợp này dùng cuốc xới toàn bộ mặt luống và tưới nước.

 

Chính Sách Hỗ Trợ Khi Mua Trùn Quế Giống:

1. Hỗ trợ chuyển giao quy trình kỹ thuật nuôi trùn quế.

2. Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.

3. Hỗ trợ tư vấn mô hình nuôi hiệu quả dựa trên số vốn + diện tích chăn nuôi.

4. Hỗ trợ chi phí vận chuyển, dẫn đi tham quan mô hình trang trại nuôi lợn rừng, gà rừng kết hợp nuôi trùn quế NTC.

5. Hỗ trợ rủi ro, bảo hành trùn giống

==> Các hộ chăn nuôi có nhu cầu mua trùn quế giống hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi trùn quế vui lòng gọi điện đến số Hotline: 0963772997 để được tư vấn chi tiết.

Chia sẻ:

TRẠI TRÙN QUẾ CỦ CHI - 0963772997

Là đơn vị đi đầu kinh doanh : Trùn quế giống , Trùn đông lạnh , Phân trùn . Địa Chỉ : Khu Công Nghiệp Tây Bắc Củ Chi

Dịch trùn quế Promins dùng chăn nuôi và thủy sản, Phân trùn Prosoil, Phân bón lá Proworm, Trùn đông lạnh, Bột trùn quế, liên hệ để có báo giá tốt nhất.